Khi mới 14 tuổi, ông Phú được người cha truyền nghề, 16 tuổi ông học thêm hội hoạ. Sẵn có hai năng lực hội hoạ và mỹ nghệ trong tay, ông bắt đầu có ý đinh đưa mỹ nghệ vào hội họa. Năm 1993 ông bắt đầu bắt tay vào nghiên cứu, nghệ thuật tranh đồng thúc nổi ra đời từ đó.
Giữa những năm 80 của thế kỷ 20, ông tham gia vào nhiều cuộc thi do ngành tiểu thủ công mỹ nghệ tổ chức. Năm 1998 ông được thành phố Hà Nội công nhận là nghệ nhân thúc đồng nổi.
Ban đầu là những tác phẩm nhỏ mang nhiều phong cách mỹ nghệ đơn giản. Cho dù ông có ý thức phá cách một chút trong phong cách hội họa, song nét tỉa tót, chau chuốt của ngôn ngữ mỹ nghệ vẫn còn sót lại. Dần dần ông đã khắc phục được các yếu điểm đó để đi đến sự giao thoa một cách nhuần nhuyễn những gì cần thiết của kỹ năng mỹ nghệ và kỹ năng hội hoạ. So với tranh gò đồng thì tranh thúc đồng của nghệ nhân Lê Văn Phú thuộc loại rất nhỏ và tỉ mỉ.
Đề tài chủ yếu mà nghệ nhân Lê Văn Phú thường xuyên khai thác là các đề tài dân gian, vốn cổ dân tộc - tất nhiên là phải soạn lại, phải thêm bớt. Ông đưa cái “tôi” của mình vào những con rồng, con phượng, cô tiên được người đời xưa chạm trổ trên gỗ, đá, đất nung… Các bức tranh của ông được xã hội ưa thích, được chuyên môn ghi nhận và đánh giá cao.
Ông Phú có cách thể hiện tranh theo một phong cách riêng, không thể lẫn với ai. Ông tâm sự: “khi sáng tác cũng như khi thể hiện, tôi cảm tưởng mình hoá thân và nhát búa, gõ chạm, cắt tuỳ hứng cho tới lúc hình tượng xuất hiện”.
Ở cái tuổi lục tuần, ông vẫn miệt mài, tìm tòi thể hiện nhiều tác phẩm mới một cách đam mê, miệt mài.
Theo e-city.vn
84 ngõ 41, Đông Tác, Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, Hà Nội
2, Phạm Ngọc Thạch, Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, Hà Nội
C2 - 289, Lương Định Của, Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, Hà Nội
2, Phạm Ngọc Thạch, Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, Hà Nội
B16 - 2, Lương Định Của, Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, Hà Nội