Văn Miếu được xây dựng tháng 8 năm Canh Tuất, tức tháng 10 năm 1070 (đời vua Lý Thánh Tông) là nơi thờ các thánh hiền đạo nho (Khổng Tử, Mạnh Tử...). Sáu năm sau (1076), Lý Nhân Tông lập thêm Quốc Tử Giám ở kề phía sau, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ. Văn Miếu có tường bao quanh xây bằng gạch Bát Tràng. Bên trong có những lớp tường ngăn thành năm khu.
Tại đây có một số hiện vật quý: bên trái có chuông Bích Ung đại chung (chuông lớn của nhà Giám) do Nguyễn Nghiễm đúc năm 1768; bên phải có một tấm khánh đá, mặt trong có hai chữ Thọ Xương, mặt ngoài khắc bài minh viết kiểu chữ lệ, nói về công dụng của loại nhạc khí này. Tiếp sau Đại Bái là Hậu Cung nơi đặt tượng Khổng Tử và bốn môn đệ là Nhan Tử, Tăng Tử, Mạnh Tử, Tử Tư. Sau khu Đại Bái vốn là trường Quốc Tử Giám thời Lê, khi nhà Nguyễn chuyển trường này vào Huế thì ở đây dựng đền Khải Thánh thờ cha mẹ Khổng Tử. Năm 1947, giặc Pháp đã đốt trụi khu này.
Ngày nay, thành phố Hà Nội đã lập tại đây "Trung tâm hoạt động văn hoá - khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám" để phát huy tác dụng của di tích. Đặc biệt trong năm 1999, thành phố đã khởi công xây dựng lại nhà Thái Học, một trong những công trình lớn chào mừng 990 Thăng Long - Hà Nội.
Nguồn : www.wikipedia.org
Quốc Tử Giám, Phường Văn Miếu, Quận Đống Đa, Hà Nội
128, Nguyễn Khuyến, Phường Văn Miếu, Quận Đống Đa, Hà Nội
13, Phố 224, Phường Văn Miếu, Quận Đống Đa, Hà Nội
50, Quốc Tử Giám, Phường Văn Miếu, Quận Đống Đa, Hà Nội
80, Ngô Sĩ Liên, Phường Văn Miếu, Quận Đống Đa, Hà Nội