• Giấy bản - Giấy dó

  • 21, Chả Cá, Phường Hàng Đào, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • (84-4) 38 287 918 (84-4) 38 287 918
  • Giá khoảng: Chưa xác định
Lượt xem: 4729
Đánh giá
Đăng bởi: No Name Bình luận 25/10/2012

Trung Hoa gọi là “Mao Bút”, là một tuyệt phẩm của nhân loại (theo truyền thuyết bút lông được người Trung Quốc phát minh khoảng 221 năm trước Công Nguyên). Nguyên liệu thường được dùng để làm bút ban đầu chủ yếu dùng lông cầm thú như lông dê, lông hưu, lông nai, lông heo, lông cọp, báo… Trải qua hơn 2000 ngàn năm, cây bút lông được người Trung Quốc hoàn thiện dần và tạo ra nhiều chủng loại, mẫu mã, tính năng phong phú đa dạng. Cấu tạo của bút lông gồm hai phần: Thân bút (cán bút) và ngọn bút. Có rất nhiều chủng loại khác nhau từ trước đến nay, mỗi loại có một đặc tính và chức năng khác nhau. Sự khác biệt đó là do chất liệu cũng như độ dài của lông được dùng làm ngọn bút. Có 3 loại bút lông chính: Bút lông mềm, bút lông cứng, và bút lông pha. - Bút lông mềm: Thường được chế tạo từ lông dê, tóc thai nhi…Với tính năng mềm mại nhu nhuyễn, nên hấp thu được nhiều mực tạo ra nét chữ đầy đặn, nét bút linh hoạt uyển chuyển khi vận bút. - Bút lông cứng: Thường được chế tạo từ lông thỏ lông sói, râu chuột… Với tính năng cương kiện, đầu bút chắc khoẻ, có tính đàn hồi cao. Nhưng khi hạ bút khó tạo được đường cong, nhấc bút thường để lại dấu, hay lộ rõ những mảng sướt của ngọn bút trên mặt giấy. - Bút lông pha: Kết hợp loại lông cứng và lông mềm để tạo ra một loại bút có tính năng dung hoà, loại bút này vừa có nhu, có cương hỗ trợ cho nhau về các tính năng nên rất tiện để sử dụng. Đối với người mới tập viết dùng loại bút lông cứng và có chiều dài lông ngắn thì dễ điều khiển hơn. Đối với người đã thành thạo, có nhiều kinh nghiệm nên sử dụng loại bút lông mềm với tính năng mềm mại hơn, dễ dàng sáng tạo những đường nét đặc biệt với hiệu quả riêng của nó. Với loại bút lông pha thì ta được đặc tính của cả hai loại bút, thích hợp với những tác phẩm có kích thước lớn. Chiều dài ngọn bút cũng ảnh hưởng không ít đến sự thành công của tác phẩm. Những loại bút có đầu lông dài và dày thường giữ được lượng mực nhiều hơn, hạn chế việc ngừng lại chấm thêm mực khi đang viết sẽ gián đoạn cảm xúc của người viết. Nếu bạn muốn viết tác phẩm với kích thước nhỏ, cũng nên dùng cây bút có kích thước to hơn kích thước một nét chính trong chữ, như thế bút mới chứa đủ mực để viết, nét sẽ dày và mạnh mẽ. Không nên tì hết mức ngọn bút xuống mặt giấy để viết chữ to, khi đó ngọn bút tòe ra và không đàn hồi lại được, lượng mực được giữ trong phần bụng bút sẽ bị thấm hết ra giấy phải tốn thêm giai đoạn chấm mực và vuốt cọ. Đối với loại bút nhỏ thì không bao giờ nên dùng để viết chữ to hơn nó.

Đăng bởi: No Name Bình luận 25/10/2012

Người Trung Hoa cho rằng, bút lông cùng với giấy, mực tàu, nghiên là văn phòng tứ bảo (文房四寶) nghĩa là bốn món đồ quí của chốn làm văn, trung gian chuyên chở ngôn ngữ, ý nghĩa và nghệ thuật. Bút có cấu tạo đơn giản gồm cán bút để cầm viết; lông để hút mực và chuyển mực lên giấy. Theo thời gian cây bút lông có thay đổi về vật liệu chế tạo với mục đích làm sao chữ viết được tinh xảo hơn và lông gắn vào quản bút cho chắc chắn, khéo léo hơn. Ngoài trúc, người ta còn dùng các loại vật liệu khác như gỗ, ngà, ngọc và cả kim loại như đồng, sắt, vàng, bạc để làm quản bút. Tuỳ theo mục đích sử dụng, lông có thể là lông đuôi ngựa hay sợi tổng hợp để dùng cho các loại màu quánh đặc, vẽ dày và khoẻ. Túp lông mềm được làm từ lông chồn, thỏ, sóc dùng với màu loãng như màu nước, mực, màu phẩm, màu bột mịn. Bút lông viết chữ Nho, loại bút độc đáo của Trung Quốc, có ngòi bằng một túp lông mềm bó tròn vuốt thành đầu nhọn, rất thích hợp với lối viết chữ Hán cổ truyền và với việc vẽ tỉa tinh vi.[2 Có ý kiến cho rằng, bút lông nổi tiếng nhất của người Trung Quốc là bút Hồ (sản xuất ở Hồ Châu) tỉnh Chiết Giang[3. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, bút tốt nhất của Trung Hoa là bút làm ở Tuyên Châu, tỉnh An Huy[1 Bút lông có nhiều loại, người ta phân loại bút lông căn cứ vào: Độ dài bút: bút ngọn ngắn, ngọn dài và ngọn vừa. Dựa vào tính năng và nguyên liệu: bút lông mềm, bút lông cứng. Bút lông mềm thường làm bằng lông dê, sức đàn hồi kém, ngậm mực nhiều, chữ viết ra tròn đậm thích hợp với lối viết Chân, Lệ nhưng điều khiển không khéo, nét chữ sẽ không khoẻ. Bút lông cứng làm bằng lông cáo, chồn hoặc thỏ rừng. Bút lông cứng sức đàn hồi lớn, chữ viết ra cứng cỏi, mạnh mẽ, thích hợp với viết chữ Thảo nhưng thường dùng trong hội hoạ nhiều hơn. Dựa vào kích cỡ: loại lớn dùng viết chữ lớn và loại vừa thường để viết câu đối... Bút lông được sử dụng hoàn hảo nhất trên giấy Dó của Việt nam

Đăng bởi: No Name Bình luận 25/10/2012

Chuyện là thế này. Trong sách Tiếng Việt lớp 4 của con trai tôi, ở phân môn chính tả có một bài tập như sau: Điền “gió” hay “dó” vào chỗ trống: Giấy... Cháu không biết chọn từ nào nên quay sang hỏi tôi. Tôi bảo cháu điền từ “dó” là đúng đồng thời giải thích giấy dó là loại giấy ngày xưa người ta hay dùng để vẽ tranh dân gian. Hôm sau cháu về nói với tôi rằng cô giáo đã sửa bài và bảo cả lớp phải điền từ “gió” mới đúng. Cháu kể cô giáo có giải thích từ “giấy gió” nhưng cháu không hiểu. Tôi cũng không hiểu “giấy gió” là gì. Mấy hôm sau tôi có hỏi lại một số cháu trong lớp, cháu nào cũng trả lời “Cô sửa sao, cháu nghe vậy”. Đây không phải là lần đầu tiên cô giáo của cháu làm tôi đi từ ngạc nhiên, sửng sốt đến ngán ngẩm. Đã có lần cô định nghĩa cho học sinh rằng: nước độc lập là nước... không có chiến tranh, vì thế từ trái nghĩa với độc lập là... chiến tranh. Chưa hết, còn một chuyện cười ra nước mắt nữa là khi dạy về các đơn vị đo độ dài và đo khối lượng, cô giáo đã “mở rộng” kiến thức cho học sinh rằng các từ kiểu như kilômet, hectômet, kilôgam, hectôgam... chính là tên của những người đã đặt ra các đơn vị đo lường đó (?!). Con trai tôi cứ băn khoăn không biết các vị đó có anh em họ hàng gì với nhau không mà đều có mét mét, gam gam... Còn chồng tôi lắc đầu nói tếu: “Mấy ông Tấn, Tạ, Yến chắc là người Việt Nam hay Trung Quốc gì đấy”. Nhưng tôi không sao cười nổi. Tôi chỉ cảm thấy buồn. Không biết có bao nhiêu thế hệ học sinh tiểu học đã, đang và sẽ được truyền đạt những kiến thức kỳ cục kiểu như vậy? Và trường hợp cô giáo dạy con tôi có phải là cá biệt không? Đó là con tôi đang học tại một trường đạt “chuẩn quốc gia” thuộc một quận nội thành Hà Nội, nơi vẫn được tuyên dương là có phong trào dạy và học tốt nhất nhì thủ đô. Vậy thì những nơi không phải là “chuẩn”, không phải là “nhất nhì” thì chất lượng giảng dạy sẽ còn tệ hại đến mức nào nữa? Và nỗi buồn mà tôi tạm gọi tên là nỗi buồn... giấy dó e rằng không phải của riêng tôi.

Đăng bởi: No Name Bình luận 25/10/2012

Nghiên cứu tại các cơ sở sản xuất giấy dó ở Việt Nam cho thấy, về cơ bản, giấy dó sản xuất thủ công, không có tác động hoá chất tạo axít trong giấy. Vỏ cây dó được nấu và ngâm trong nước vôi với thời gian ba tháng, bóc bỏ lần vỏ đen đi, giã bằng cối và chày rồi dùng chất nhầy từ cây mò (chi Clerodendrum)[1 tạo hỗn hợp kết dính. Hỗn hợp này gọi là "huyền phù" mà người thợ sẽ pha với nước độ lỏng hay đặc tùy theo loại giấy. Khi seo giấy, người thợ dùng "liềm seo" (khuôn có mành trúc, nứa hay dây đồng ken dày) chao đi chao lại trong bể bột dó. Lớp bột dó trên liềm chính là tờ giấy dó sau khi kết thúc công đoạn ép, phơi, sấy, nén hay cán phẳng. Xơ dó kết lại với nhau, như cái mạng nhện nhiều lớp, tạo nên tờ giấy dó. Sự kết mạng như vậy đã làm cho tờ giấy xốp. Vì xốp nên giấy rất nhẹ. Sau cùng là phơi hoặc sấy. Các công cụ sản xuất hầu như bằng tre, gỗ và dùng ánh sáng tự nhiên để làm khô giấy. Giấy dó được sản xuất theo quy trình này không có độ axít dẫn đến tuổi thọ cao. Một số tài liệu cho rằng giấy dó có độ tuổi thọ tới 500 năm [1. Tiếng nện chày giã giấy dó đã đi vào ca dao: Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ Làng Yên Thái ở bờ nam hồ Tây (Hà Nội), tục gọi là làng Bưởi vào đầu thế kỷ 20 là nơi chính làm giấy dó dùng để viết hoặc in. Hai làng Hồ Khẩu và Đông Xã sát đó thì làm giấy dó khổ lớn hơn mà mịn mặt hơn dùng để làm tranh dân gian. Đến cuối thế kỷ 20 khoảng thập niên 1980 thì nghề thủ công làm giấy gần như bỏ hẳn.[

Đăng bởi: No Name Bình luận 25/10/2012

Giấy dó là một loại giấy được sản xuất từ vỏ những cây dó (dó giấy, dó liệt), theo quy trình thủ công được truyền lại qua nhiều thế hệ ở một số làng nghề ở Việt Nam. Giấy dó được dùng cho vẽ tranh trong mỹ thuật dân gian Việt Nam, đặc biệt là để làm giấy điệp cho tranh Đông Hồ, hay lưu giữ các tài liệu, nhờ vào nhiều ưu điểm, nổi bật nhất là độ bền theo thời gian.Sản xuất giấy dóNghiên cứu tại các cơ sở sản xuất giấy dó ở Việt Nam cho thấy, về cơ bản, giấy dó sản xuất thủ công, không có tác động hoá chất tạo axít trong giấy. Vỏ cây dó được nấu và ngâm trong nước vôi với thời gian ba tháng, bóc bỏ lần vỏ đen đi, giã bằng cối và chày rồi dùng chất nhầy từ cây mò tạo hỗn hợp kết dính. Khi xeo giấy, người thợ dùng liềm xeo (khuôn có mành trúc hay dây đồng ken dày) chao đi chao lại trong bể bột dó. Lớp bột dó trên liềm chính là tờ giấy dó sau khi kết thúc công đoạn ép, phơi, nén hay cán phẳng. Xơ dó kết lại với nhau, như cái mạng nhện nhiều lớp, tạo nên tờ giấy dó. Sự kết mạng như vậy đã làm cho tờ giấy xốp. Vì xốp nên giấy rất nhẹ. Sau cùng là phơi hoặc sấy.Các công cụ sản xuất hầu như bằng tre, gỗ và dùng ánh sáng tự nhiên để làm khô giấy. Giấy dó được sản xuất theo quy trình này không có độ axít dẫn đến tuổi thọ cao. Một số tài liệu cho rằng giấy dó có độ tuổi thọ tới 500 năm [1.Tiếng nện chày giã giấy dó đã đi vào ca dao:Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây HồĐặc tính lý hóa của giấy dóGiấy dó có đặc tính xốp nhẹ, bền dai, không nhoè khi viết vẽ, ít bị mối mọt, hoặc dòn gẫy, ẩm nát. Giấy dó xốp, nhẹ do nguyên liệu, cách chế biến, xử lý nguyên liệu và công nghệ sản xuất giấy dó quy định. Giấy dó có cấu trúc dạng sợi, các xơ sợi li ti cố kết với nhau tựa mạng nhện, nhiều lớp, không theo thứ tự sợi ngang, dọc như tấm lụa dệt, mà theo dạng chuyển động brown, đa chiều. Giấy dó có trọng lượng riêng bằng khoảng một nửa các loại giấy sản xuất công nghiệp.Giấy dó Yên Thái đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới và được bạn hàng ưa chuộng. Các hoạ sĩ người Pháp đã sử dụng giấy dó Yên Thái (khổ lớn) để vẽ tranh bằng mực tầu theo phương pháp tranh cổ điển phương Đông. Một vài bảo tàng ở châu Âu cũng đã dùng giấy dó để lót bồi phía sau tranh vẽ. Với đặc tính chống ẩm rất cao, giấy dó giúp cho các tác phẩm nghệ thuật không bị ẩm mốc.Độ bền: Tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, trong số những tài liệu giấy, thì tài liệu giấy dó có tuổi thọ cao nhất. Các tài liệu giấy dó là những loại tài liệu được sản sinh lâu đời nhất, từ khi các phương tiện bảo quản chưa được phát triển.Bắt màu, hút ẩm và thoát ẩm: Vì xốp nên giấy dó rất dễ bắt màu khi viết, in Cách nhiệt, cách âm, thẩm âm, cháy kiệt: Cũng vì xốp nên giấy dó cách nhiệt, cách âm tốt, do có cấu trúc dạng sợi đa chiều Cây dó giấyNguyên liệu chủ yếu của giấy dó vùng Kinh Bắc và Hà Nội là cây dó giấy. Một số nơi khác còn dùng cây dướng, cây dó liệt.Hoa và lá cây dó giấyCây dó giấy: tên khoa học là Rhamnoneuron balansae, thuộc họ trầm Thymelaeaceae, bộ trầm Thymelaeales, là một loại cây nhỏ trong nhóm cây gỗ lớn, cao 8-12m, đường kính thân ≤ 20cm, cành non phủ đầy lông. Lá mọc cách, phiến hình trứng thuôn, dài 10-20cm, rộng 3-3,5cm, tròn, thót nhọn ở đầu, mỏng, nhẵn ở mặt trên có lông ngắn và nằm ở mặt dưới, có 20 - 25 đôi gân, bậc hai gần như song song; cuống lá dài 3 - 4mm, có lông và có cánh.Cụm hoa ở đầu cành là chùy thưa dài hơn lá, có lông. Cụm hoa đơn vị là tán, gồm 4 hoa không cuống, khi non được bao bởi hai lá bắc tổng bao dài 6 - 7mm, có lông len. Hoa màu trắng, lưỡng tính, thơm. ống đài dài 1cm, hơi loe ở giữa, phủ đầy lông ở ngoài, nhẵn, ở trong mang 4 lá đài trên đầu. Lá đài hình trứng, to nhỏ không bằng nhau, dài 2mm, có lông ở mặt ngoài. Nhị 8, xếp thành hai vòng không dài bằng nhau.Đĩa tuyến mật cao 1,5 - 2mm, hình chén mỏng, mép lượn sóng. Bầu hơi có cuống, phủ đầy lông; vòi ngắn; núm to, gần hình bán cầu. Quả khô không tự nở, hình trứng, dài 7mm; vỏ quả ngoài mỏng, phủ đầy lông màu vàng nhạt. Hạt hình thoi, dài 6mm, rộng 1,7mm.Hiện giống cây dó giấy này đang bị tuyệt chủng, được liệt vào đối tượng bảo vệ của Sách đỏ Việt Nam - trang 235Các loại giấy dóGiấy dó sản xuất tại làng An Cốc (Hà Tây) có 7 loại:1. Giấy phương 2. Giấy trúc 3. Giấy khay 4. Giấy để tạo giấy sắc 5. Giấy vua phê 6. Giấy hành ri 7. Giấy dó bìa Tại Hà Nội:1. Giấy sắc (Nghĩa Đô): 2. Giấy moi, giấy phèn làm từ nguyên liệu thô hơn, có mặt giấy khô ráp, sử dụng để gói hàng (Triều Khúc, Yên Thái) 3. Giấy xề: làm từ các đầu mẩu vỏ dó bị loại bỏ (làng Kẻ Cót hay làng Cót) Nghề làm giấy sắc tại Nghĩa Đô: họ Lại làng Nghĩa Đô khởi nghiệp làm giấy sắc từ thời Lê-Trịnh, rồi phát triển mãi đến hiện nay trong suốt mấy trăm năm. Có lẽ trước đó, ở nước ta đã làm được loại giấy đặc biệt này rồi, nhưng sản xuất ở đâu thì chưa nghiên cứu được. Các cụ ở đây cho biết, làm giấy dó đã công phu, làm giấy sắc còn công phu hơn nhiều. Giấy sắc dùng để phong sắc cho hàng nhất phẩm (phẩm trật hàng đầu) phải có 5 thợ cùng làm một lúc mới xeo nổi 1 tờ. Giấy để phong sắc cho hàng phẩm trật thấp hơn (từ nhị phẩm xuống cửu phẩm), khổ giấy hẹp, cũng phải 3 người thợ làm 1 tờ. Khâu tinh xảo đòi hỏi tay nghề rất cao là phần vẽ rồng trên giấy sắc - đây là công đoạn cuối cùng, khó nhất, cầu kỳ nhất và cũng là nghệ thuật nhất. Những người thợ giỏi như các cụ Tám Hoàn, cụ Sáu Tơ, cụ Xã Lịch thì vẽ "chạy". Những thợ kém hơn thì chỉ vẽ "đồ", tức là cứ theo nét "chạy" mà tô kim nhũ, vàng, bạc.Ngoài những công đoạn cơ bản như sản xuất các loại giấy dó khác - giấy sắc có thêm một số công đoạn kỳ công, phức tạp mà các loại giấy dó thông thường không phải làm như bôi keo, nhuộm và làm "nghè". Bôi keo là làm cho giấy thêm dai, không hút ẩm và chống mối mọt. Nhuộm là để co giấy có màu sắc đặc trưng. Thường người ta nhuộm giấy bằng bột hoa hòe giã nhỏ. Khi nhuộm phải nhuộm cả hai mặt thì giấy mới có màu vàng bóng và dày dặn. "Nghè" là công đoạn làm cho giấy mỏng hơn và dai hơn. Nghè tức là dùng vổ chày giã, đập lên một chồng, một xếp giấy khoảng 4-5 tờ trên một đe đá. Khi nghè nghe tiếng chày giã đanh, giấy đã mỏng và bóng là được, thợ Nghè phải có sức khỏe và khéo léo. Những người có kinh nghiệm mới được đảm nhiệm công việc này.Nghệ nhân làm giấy sắc luôn giữ bí quyết kỹ thuật "đánh vàng, đánh bạc". Dụng cụ đánh vàng bạc là chầy và những cái bát cực lớn. Để giữ bí mật nghề nghiệp, các cụ thường làm công việc này ở nơi kín đáo nhất trong nhà, nhằm tránh người ngoài học lỏm. Chẳng hạn nhà cụ Tám Hoàn có bàn thờ lớn, gần bàn thờ bố trí một diện tích khá rộng, đây là nơi cụ chuyên làm công việc đánh vàng, đánh bạc hết sức bí mật này. Đáng tiếc là cụ Tám Hoàn đã mất từ lâu mà dường như sinh thời cũng chưa truyền lại nghề cho ai, kể cả con cháu của cụ - ở đó hiện còn một tảng đá xanh, mặt rất phẳng, rộng khoảng 60x80cm, xưa dùng để "nghè" giấy. Đấy là kỷ vật duy nhất của cụ Tám còn để lại, các dụng cụ đánh vàng, bạc của nghệ nhân này đã mất cả.Cũng theo các cụ trong dòng họ Lại kể: Tại Nghĩa Đô trước đây không chỉ có một người, một nhà làm. Dưới triều Nguyễn - vào thời vua Khải Định - có năm Nhà nước đặt thợ Nghĩa Đô làm hàng vạn tờ giấy sắc. Năm 1925, vua Khải Định làm lễ "Tứ tuần đại khánh" dùng giấy sắc phong tước cho bách quan, bách thần nên năm đó làng Nghĩa Đô làm nhiều giấy sắc nhất. Giá giấy sắc rất cao, mỗi tờ giấy sắc thời đó là một đồng bạc Đông Dương (tương đương một lượng vàng), bởi giấy sắc làm rất khó nguyên vật liệu để trang trí đều là vàng, bạc nguyên chất. Họ Lại ở đây có nhiều gia đình làm giấy sắc như: nhà cụ Xã Vi, cụ Phó Nhiệm, cụ Trương Lại, cụ Trương Xứ, cụ Xã Lịch, cụ Phó Nhiên, cụ Bếp Kiệm.Nói về giấy sắc Nghĩa Đô, dân gian Hà Nội còn lưu truyền những câu ca đầy tự hào:Họ Lại làm giấy sắc vuaLàng Láng kéo cờ mở hội hùng ghê!Tiếng đồn con gái Nghĩa ĐôQuanh năm làm giấy cho vua được nhờ.Bây giờ tới Nghĩa Đô, dấu tích nghề giấy sắc còn lại chẳng là bao. Những thợ giỏi hầu hết qua đời. Chi họ Lại đông người hơn ngày xưa gấp nhiều lần mà chỉ còn lại hai người biết làm giấy sắc: Cụ Lại Thị Phương thợ xeo và cụ Lại Phú Bàn thợ vẽ, các cụ tuổi đều đã cao (trên dưới 80 tuổi).Ứng dụng* In sách: ngày xưa người Việt in bằng công nghệ in giấy bản trên ván gỗ. Ngày nay, nhà thơ Nguyễn Duy sử dụng máy in phun để in trên giấy dó * Ghi chép: thích hợp với sử dụng bút lông * Vẽ tranh dân gian: đặc sắc có tranh dân gian Đông Hồ* Đồ chơi Trung Thu * Vàng mã * Làm quạt * Bao bì * Giấy chống ẩm * Sản xuất tấm cách âm, cách nhiệt, làm màng loa máy thu thanhGiấy dó-mực tàu

Không còn dữ liệu.

Vipon mới lên
Lẩu mùa đông tại Thái Bình Ơi 53%
Quán Thái Bình Ơi
Giá: 259,000₫
Đã nhận: 0
Ngày hết hạn: 16/02/2014
Combo tự chọn dành cho 4 – 6 người 34%
Nhà hàng An Viên
Giá: 388,000₫
Đã nhận: 0
Ngày hết hạn: 28/01/2014
Giảm 40% tại Hair Salon Davis Kiên 40%
Hair Salon Davis Kiên
Đã nhận: 0
Ngày hết hạn: 28/02/2014
Nước mắm Ông Kỳ - Quà tặng ngày Tết 5%
Nước mắm Ông Kỳ
Đã nhận: 0
Ngày hết hạn: 28/02/2014
Giảm 35% rượu mạnh 35%
Cty CP Dịch vụ Tổng hợp ADC Việt Nam
Đã nhận: 0
Ngày hết hạn: 30/03/2014
Cá đuối om chuối mẻ cho 02-04 người 43%
Phương Nam Quán
Giá: 249,000₫
Đã nhận: 0
Ngày hết hạn: 15/02/2014
Kệ treo tường độc đáo 41%
Cty Cổ Phần Nội Thất Arthome
Giá: 325,000₫
Đã nhận: 0
Ngày hết hạn: 15/03/2014
Chăm sóc và thải độc tố cho da 87%
Doctor Kiệm Spa
Giá: 79,000₫
Đã nhận: 0
Ngày hết hạn: 10/02/2014
Combo cho 01 người tại Salut Coffee 30%
Salut Coffee
Đã nhận: 0
Ngày hết hạn: 28/02/2014
Ưu đãi 77% cho thẻ tập trọn gói tại IGYM 77%
Trung tâm thể dục thể hình Igym Fitness & Yoga Center
Giá: 700,000₫
Đã nhận: 0
Ngày hết hạn: 15/02/2014
Vipon bán chạy
Đặc sản các món dân tộc dành cho gia đình 40%
Nhà Hàng Tây Bắc
Đã nhận: 320
Ngày hết hạn: 21/10/2013
Mua Pizza tại Nhà Hàng Pizza Box 75%
Nhà Hàng Pizza Box
Đã nhận: 250
Ngày hết hạn: 21/10/2013
Xem Film 3D Dành Cho 2 người Tại Like HD Coffee 60%
Like HD Coffee
Đã nhận: 245
Ngày hết hạn: 03/11/2013
Tắm trắng hiệu quả tại Ngọc spa - giảm 45% 45%
Ngọc Spa
Đã nhận: 241
Ngày hết hạn: 21/10/2013
Trẻ hóa da với vitamin C tại Việt Mỹ Spa 60%
Việt Mỹ Spa & Beauty
Giá: 165,000₫
Đã nhận: 206
Ngày hết hạn: 31/01/2014
Thưởng thức trà tại Thiên Sơn Trà 65%
Thiên Sơn Trà
Đã nhận: 203
Ngày hết hạn: 24/10/2013
Lẩu nấm đặc biệt tại Nhà hàng lẩu nấm Fansipan 40%
Lẩu Nấm Fansipan
Đã nhận: 200
Ngày hết hạn: 22/10/2013
Newstyle Cafe - Cafe Của Người Nổi Tiếng 55%
Newstyle Cafe
Đã nhận: 190
Ngày hết hạn: 21/10/2013
Ăn Chay - Quán Chay Phật Trường Thọ 45%
Quán Chay Phật Trường Thọ
Đã nhận: 186
Ngày hết hạn: 03/11/2013
Triệt Lông Vĩnh Viễn Tại Ann Spa 60%
AnnSpa
Đã nhận: 170
Ngày hết hạn: 23/10/2013
Địa điểm liên quan
Công ty thương mại dịch vụ thời trang Hà Nội Hafasco

73, Hàng Đào, Phường Hàng Đào, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Kim Ngân - Cửa hàng tạp phẩm, mỹ phẩm

3, Chả Cá, Phường Hàng Đào, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Thời trang Tuân Hoa

33, Hàng Đào, Phường Hàng Đào, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Nhà may Hà Phương

45, Lương Văn Can, Phường Hàng Đào, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Hoàng Giang Complet - Veston

46, Lương Văn Can, Phường Hàng Đào, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Không còn dữ liệu.
An
diachiso.vn