DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CẤM KINH DOANH (Ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 06 năm 2006 của Chính phủ)
* Vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an, quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang, linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chung – theo Nghị định số 47/CP, ngày 12/8/1996; Nghị định số 100/2005/NĐ-CP.
* Các chất ma túy – theo Luật phòng, chống ma túy năm 2000; Nghị định số 67/2001/NĐ-CP; Nghị định số 133/2003/NĐ-CP.
* Hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế) – theo Nghị định số 100/2005/NĐ-CP.
* Các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín, dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách – theo Luật xuất bản năm 2004; Nghị định số 03/2000/NĐ-CP.
* Các loại pháo – theo Nghị định số 03/2000/NĐ-CP.
* Đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm cả chương trình trò chơi điện tử) – theo Nghị định số 03/2000/NĐ-CP.
* Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấp hoặc chưa được phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại pháp lệnh thú y 2004, pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2001.
* Thực vật, động vật hoang dã (bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến) thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác và sử dụng - theo công ước CITES; Nghị định số 32/2006/NĐ-CP.
* Thủy sản cấm khai thác, thủy sản có dư lượng chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép, thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng con người – theo Luật thủy sản năm 2003.
* Phân bón không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam – theo Nghị định số 113/2003/NĐ-CP.
* Giống cây trồng không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh, giống cây trồng gây hại đến sản xuất và sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái – theo Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004.
* Giống vật nuôi không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh, giống vật nuôi gây hại đến sản xuất và sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái – theo Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004.
* Khoáng sản đặc biệt, độc hại – theo Luật khoáng sản năm 1996; Nghị định số 160/2005/NĐ-CP.
* Phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường – theo Nghị định số 175/CP, ngày 18/10/1994.
* Các loại thuốc chữa bệnh cho người, các loại vắc-xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng và y tế chưa được phép sử dụng tại Việt nam – theo Luật dược năm 2005; pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân năm 2003.
* Các loại trang thiết bị y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam – theo pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân năm 2003.
* Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi chưa được có quan nhà nước có thẩm quyền cho phép – theo pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003.
* Sản phẩm vật liệu có chưa Amiang thuộc nhóm Amfibole – theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP.
* Kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em – theo Nghị định số 03/2000/NĐ-CP.
* Tổ chức đánh bạc, gá bạc dưới mọi hình thức – theo nghị định số 03/2000/NĐ-CP.
* Dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân – Nghị định số 14/2001/NĐ-CP.
* Hoạt động kinh doanh môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài nhằm mục đích kiếm lợi – theo Nghị định số 68/2002/NĐ-CP.
* Hoạt động kinh doanh môi giới nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nhằm mục đích kiếm lời – theo Nghị định số 68/2002/NĐ-CP.
* Về Mỹ phẩm theo qui định mới của Bộ Y tế, kể từ 1-4-2011, sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo an toàn mỹ phẩm, đặc biệt về thành phần chất màu, chất cấm (như chì, asen, thủy ngân), chất lọc tia tử ngoại, chất bảo quản... có các tính năng như:
- Loại bỏ gàu vĩnh viễn, phục hồi tế bào tóc, nang tóc, làm dày sợi tóc, chống rụng tóc, kích thích mọc tóc (sản phẩm chăm sóc tóc).
- Trị mụn, chữa khỏi, làm lành mụn, xóa sẹo, săn chắc cơ thể, săn chắc ngực, ngăn chặn sự thoái hóa do tuổi tác, giảm mỡ, giảm béo, diệt Virus, giảm dị ứng (sản phẩm chăm sóc da).
- Tăng cường cảm xúc, hấp dẫn giới tính (nước hoa).
- Chữa trị hay phòng chống các bệnh nha chu, Apxe răng, răng xô lệch, ố răng do Tetraxylin, viêm lợi, loét miệng, nhiễm trùng răng miệng (sản phẩm chăm sóc răng miệng).
- Dừng quá trình ra mồ hôi (sản phẩm ngăn mùi)...
* Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ:
- Sữa dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
- Thức ăn dùng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
- Bình bú với đầu vú nhân tạo và núm vú giả
>> Những sản phẩm này thuộc danh mục thuốc - y tế, không thuộc danh mục mỹ phẩm.
Xem đầy đủ Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 06 năm 2006 của Chính phủ tại đây.
Trường hợp văn bản pháp luật hiện hành có sự thay đổi (sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế) thì áp dụng theo sự thay đổi đó và yêu cầu cung cấp các loại giấy tờ sau:
- Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm