Phố được mang tên một ngôi chùa cổ có lịch sử lâu đời.Chùa nằm trên đất Láng thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, nguyên là đất trại Yên Lãng, tổng Hạ, huyện Vĩnh Thuận xưa, ngay trên nền nhà cũ của cha mẹ Từ Đạo Hạnh là ông Từ Vinh và bà Nguyễn Thị Loan.
Chùa còn có tên khác là Chùa Cả và tên chữ của chùa là Chiêu Thiền Tự. Chùa còn được tạo dựng từ thời vua Lý Thần Tông (1128 - 1138).
Xa xưa tương truyền, thời Lý có nhà sư Từ Đạo Hạnh tu đắc đạo, pháp thuật cao, hoá kiếp tại chùa Thầy, được Đại Điện giúp đầu thai làm con trai Sùng Hiền Hầu (em ruột Lý Nhân Tông). Vua Lý Nhân Tông không có con trai nên khi về già lập con trai của Sùng Hiền Hầu tức Từ Đạo Thành làm thái tử, sau này là vua Lý Thần Tông (kiếp sau của Từ Đạo Hạnh). Khi cha mất, Lý Anh Tông (con Lý Thần Tông) đã xây chùa Chiêu Thiền để thờ vua cha (Lý Thần Tông) và Từ Đạo Hạnh. Như vậy, chùa được xây dựng từ thế kỷ XII. Sau Lý Thần Tông mắc bệnh mọc lông, ra vuốt sắc gầm hét như hổ dữ, nhờ có vị cao tăng Lý Quốc Sư (tên thật là Nguyễn Chí Thành) vốn là bạn cũ chữa cho khỏi bệnh. Nguyễn Chí Thành được vua phong là Lý Quốc Sư thờ ở nơi tịnh xá là nền chùa Lý Quốc Sư (số nhà 50 phố Lý Quốc Sư hiện nay).
Bước qua cổng chùa tới một sân rộng, giữa sân có đập đá vuông là nơi chống đón rước kiệu thánh ngày hội. Chùa không khói hương nghi ngút, không náo nhiệt người ra kẻ vào, không chỉ những ngày thường mà cả ngày lễ cũng rất tĩnh lặng.
Khi bước vào, ta thấy cảnh quan, địa thế nơi đây đã tạo nên một ngôi chùa với không gian thoáng đãng, hài hoà. Mọi kiến trúc đều rất cân đối trông vừa sống động nhưng vẫn không làm mất đi vẻ cổ kính của nó. Quanh chùa là ruộng vườn, khắp nơi tràn ngập cây cối. Không khí trong sạch, không một chút bụi trần làm ta dường như quên đi những tiếng ồn ã, náo nhiệt của phố phường.
Trong chùa gồm: 3 lớp tam quan, đường thần đạo, nhà bát giác, hai dãy dải vũ, chùa chính (tiền đường, trung đường, thiệu hương, thượng điện), nhà chuông, nhà khách, nhà thờ tổ, thờ mẫu và vườn tháp mộ.
Hai bên bậc thềm dẫn lên tiền đường có đôi rồng đ&aacu