Vị trí phố Bích Câu theo phỏng đoán là cả một khu vực ôm lấy nội thành phía nam, tây nam và tây bắc vòng Hoàng thành Thăng Long. Nếu nhìn trên bản đồ hiện nay thì Bích Câu gồm các phố Quán Thánh, sang Hùng Vương, sang Nguyễn Thái Học, Quốc Tử Giám, xuôi nửa đường Tôn Đức Thắng, xuống các làng Hào Nam, Giảng Võ rồi ngang về phía cuối các trục đường Cát Linh, Kim Mã - cả Thủ Lệ, Đội Cấn, Hoàng Hoa Thám và một phần thuộc đất làng Thụy Khuê.
Phố Bích Câu được hình thành khá sớm trong lịch sử hình thành tên phố.
Tên Bích Câu vốn có từ rất lâu trước khi Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, lập thành Thăng Long. Từ thời nhà Lý trở đi thì phường Bích Câu phát triển thành một trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế bậc nhất Thăng Long. Thời hoàng kim của Bích Câu kéo dài hàng thế kỷ văn minh từ thời trung đại cho đến hết thế kỷ 19.
Cái tên Bích Câu được ra đời từ rất sớm, đã xuất hiện trong các câu truyện dân gian từ xa xưa. Các sách về địa chính Tống Bình, Đại La đã nói đến Bích Câu với sự tích văn hóa và lịch sử hình thành đặc biệt của nó. Trước đây Bích Câu này chỉ được gọi là trại, sau đổi là phường. Khu vực này tập trung đa phần là vua chúa, quan lại và danh sĩ ngay từ thời Văn Lang - Thục Phán.
Đặc điểm địa lý:
Phố có chiều dài khoảng 450 m, Hướng Đông Bắc giao và tiếp giáp với đường Cát Linh, phía Tây Nam tiếp giáp với Đoàn Thị Điểm, Hướng Đông Nam song song với Tôn Đức Thắng,
Các tuyến phố cắt ngang: Đoàn Thị Điểm, Cát Linh.
Các ngành hàng chính:
Phố Bích Câu hiện nay kinh doanh chủ yếu là các hàng hóa Vật Liệu Xây Dựng: sứ vệ sinh, bồn tắm...Ở đây còn có các cơ quan lớn: Trung Tâm Thương Mại Cát Linh, An Dương Home Centrer...