Kéo dài từ đường Thanh Niên đến đường Yên Phụ (chỗ giáp phố Hàng Bún). Riêng đoạn phố từ ngã tư Cửa Bắc đến ngã tư Yên ninh thì mới nhập vào nhà máy điện Yên Phụ cho nên hiện nay phố này gồm 2 đoạn cách xa nhau. Từ trước thế kỷ XIX, đây là đất phường Yên Hoa. Tới đầu thế kỷ XIX, phường Yên Hoa chia ra một số thôn nhỏ: Yên Phụ, Yên Canh, Yên Định, Yên Ninh. Phố này gồm đất của các thôn Trúc Bạch, Yên Canh, Yên Định và Yên Ninh. Dấu vết các thôn này là: đình Trúc Yên ở số nhà 66, đình Yên Định ở số nhà 100, đình Yên Ninh ở số nhà 150, đến Đức Vua ở số nhà 216 thì đã sang đất thôn Thạch Khối. Thời Pháp thuộc, đây là phố Lô-cốt Bắc (rue Blockhaud Nord). Sau Cách Mạng đổi là phố Nguyễn Thái Học, thời tạm chiếm đổi ra tên hiện nay. Từ ngày giải phóng thủ đô vẫn duy trì tên đó.
Phó Đức Chính (1908 - 1930) người làng Đa Ngưu (nay thuộc Hưng Yên), là sinh viên Cao đẳng Công chính, đã tham gia sáng lập Việt Nam Quốc dân đảng. Ông đã cùng Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu phụ trách cuộc khởi nghĩa do Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức hồi tháng 2-1930. Ông được phân công chỉ huy việc đánh đồn Thông (ở Sơn Tây) với sự phối hựp của các lực lượng từ Yên Bái, Hưng Hóa, Lâm Thao kéo về. Nhưng trong thực tế thì việc đánh chiếm 3 nơi trên không thanh nên kế hoạch đánh đồn Thông cũng thất bại. Ít ngày sau ông bị giặc bắt và kết án tử hình. Ngày 17-6-1930 ông bị đưa lên máy chém ở thị xã Yên Bái cùng với Nguyễn Thái Học và 11 liệt sĩ khác.