Vũ Trọng Phụng (20 tháng 10, 1912 - 12 tháng 10, 1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng. Ông được xem như một trong gương mặt quan trọng nhất của văn học Việt Nam thế kỷ 20. Một số tác phẩm của ông được đưa vào chương trình văn học nhà trường.
Vũ Trọng Phụng quê ở làng Hảo, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông sinh ra, lớn lên và mất tại Hà Nội. Cha mất vì bệnh lao khi ông mới được 7 tháng tuổi, Vũ Trọng Phụng được bà mẹ tần tảo nuôi cho ăn học. Sau khi đỗ bẳng tiểu học, 16 tuổi Vũ Trọng Phụng phải thôi học để đi làm kiếm sống. Sau hai tháng làm thư kí đánh máy cho hãng buôn Gô-đa, ông bị đuổi và thất nghiệp. Ít lâu sau, ông đánh máy chữ cho Nhà in Viễn Đông nhưng hai năm sau lại bị đuổi. Từ đó chuyển hẳn sang làm báo, viết văn chuyên nghiệp.
Cả đời Vũ Trọng Phụng sống trong nghèo khổ. Vì còn bà nội và mẹ già nên dù lao động cật lực, ngòi bút của ông vẫn không đủ nuôi gia đình. Tuy viết về nhiều các tệ nạn, thói ăn chơi nhưng Vũ Trọng Phụng là một người đạo đức và sống rất kham khổ. Khoảng năm 1938, ông bị lao phổi, nhưng không có tiền chữa bệnh. Nghe theo lời thầy thuốc, ông hút thuốc phiện để kéo dài cuộc đời mình. Những ngày cuối đời, trên giường bệnh ông từng phải thốt lên với Vũ Bằng: "Nếu mỗi ngày tôi có một miếng bít tết để ăn thì đâu có phải chết non như thế này".
Ngày 12 tháng 10 năm 1939, ông chết trong một căn nhà tồi tàn ở Ngã Tư Sở Hà Nội, khi mới 27 tuổi.
Đặc điểm địa lý:
Có chiều dài chưa đầy 1,5 km, hướng Tây Bắc tiếp giáp với đường Ngụy như Kon Tum, phía Đông Nam Giao và tiếp giáp với phố Nguyễn Lương Bằng.
Các tuyến phố cắt ngang: Nhân Hòa, Quan Nhân.
Các ngành hàng chính: Hiện nay trên phố đang bày, bán nhiều các mặt hàng đa dạng.
Các tuyến xe bus chạy qua:
Tuyến số: 29,