Phố Lý Thường Kiệt là đất thuộc các thôn cũ Hồi Thuần - Nguyên Khánh - Vũ Thạch - Phụ Khánh. Thời thuộc Pháp phố được gọi là Boulevard Carreau. Tên gọi Rue Lý Thường Kiệt là tên cũ dưới thời Pháp của phố Ngô Sĩ Liên.
Lý Thường Kiệt (1036-1105), tên thuở nhỏ là Ngô Tuấn, là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, cháu của Ngô Ích Vệ, chắt của Sứ quân Ngô Xương Xí và cháu 5 đời của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, hoàng tử trưởng của Ngô Quyền. Ông là người phường Thái Hòa, thành Thăng Long.
Gia đình ông nối đời làm quan, nhiều mưu lược, có tài làm tướng. Khi còn ít tuổi, vì vẻ mặt tươi đẹp được sung làm Hoàng môn chi hậu, là thái giám theo hầu Lý Thái Tông, thăng dần đến chức Nội thị sảnh đô tri. Lý Thánh Tông phong chức Thái bảo, ban tiết việt để đi thăm hỏi lại dân ở Thanh Hóa, Nghệ An. Tháng 2 năm 1069, khi vua Lý Thánh Tông thân đi đánh Chiêm Thành, ông làm tướng tiên phong, bắt được vua Chiêm là Chế Củ (Rudravarman 4).
Vì có công, ông được ban "quốc tính", mang họ vua (do đó có họ tên là Lý Thường Kiệt), và phong làm Phụ quốc thái phó, dao thụ chư trấn tiết độ, đồng trung thư môn hạ, thượng trụ quốc, thiên tử nghĩa đệ, phụ quốc thượng tướng quân, tước Khai quốc công, sau lại có công nữa, được phong làm Thái úy. Ông là vị thái giám đầu tiên của các triều đại phong kiến Việt Nam có công đức và đóng góp cho đất nước.
Tháng 6 năm 1105, Thái úy Lý Thường Kiệt mất, thọ 87 tuổi. Vua Lý Nhân Tông ban cho ông chức Nhập nội điện đô tri kiểm hiệu thái úy bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt quốc công, thực ấp một vạn hộ, cho người em là Lý Thường Hiến được kế phong tước hầu.
Đặc điểm địa lý: Phố dài 3,5 km. Phía tây Bắc giáp và giao Lê Duẩn, phía Đông Nam giáp Lê Thánh Tông.
Các tuyến phố cắt ngang:
Phan Chu Trinh - Phan Huy Chú - Ngô Quyền - Hàng Bài - Bà Triệu - Quang Trung - Thợ Nhuộm - Quán Sứ - Phan Bội Châu - 19/12.
Các tuyến xe bus chạy qua:
Tuyến số: 49,