Nối từ phố Hàng Chiếu đến phố Lương Ngọc Quyến, phố này thực ra là 2 phố cũ gộp lại: đoạn từ phố Hàng Chiều đến phố Ngõ Gạch trước đây là phố Hàng Màn thuộc địa phận thôn Cổ Lương, thôn này nằm trên bờ bắc sông Tô Lịch. Vượt qua sông Tô là sang địa phận phường Hà Khẩu, từ đây đến thôn Hài Tượng mới chính là đoạn Hàng Giầy. Phố này nguyên là nơi tập trung những người thợ đóng giày dép vốn gốc làng Chắm, họ dựng đền thờ tổ nghề da ở số nhà 16 ngõ Hài Tượng hiện nay. Tới giữa những năm 80 của thế kỷ XX, số nhà 30 vẫn còn một ngôi đền nguyên là đền Nội Miếu của thôn Hài Tượng. Cuối thế kỷ XIX, dân ngoài phố Hàng Bạc gốc làng Trâu Khê mua lại miếu này váửa sang làm nơi thờ vọng thành hoàng làng Trâu Khê. Thời Pháp thuộc, đoạn bắc (phố Hàng Màn) gọi là phố La-tát (rue Lataste), đoạn phía nam (phố Hàng Giày) gọi là phố Nguyễn Duy Hàn (một tên Việt gian làm tuần phủ Thái Bình, bị Phạm Văn Tráng ném tạc đạn giết chết). Sau Cách Mạng đổi tên là phố Tán Thuật, thời tạm chiếm gọi là phố Hàng Giầy, sau giải phóng thủ đô tên gọi cổ truyền được duy trì.