Phố Hàng Đồng hiện nay dài hơn một trăm ba mươi mét thẳng hàng với phố Bát Sứ. Thời thuộc Pháp, hai phố Bát Sứ và Hàng Đồng hợp một và được đặt tên là Rue des Tasses (phố Hàng Chén).
Phố Bát Sứ nằm trên đất thôn cũ Đông Thành, còn hai phố Hàng Đồng và Hãng Mã dưới thì trên đất thôn cũ Yên Phú. Vì thế người dân hai phố đó làm cùng một nghề là bán đồ đồng và gốc cùng một làng là Cầu Nôm (Đề Cầu). Trước kia khúc đầu phố giáp với Hàng Mã có mấy nhà làm khoá: nghề này đơn giản chỉ cần một cái bàn và một ít dụng cụ cũng đủ để làm hàng; họ lắp ruột khoá vào vỏ khoá bằng đồng hoặc bằng sắt; vỏ khoá đúc sẵn mua của người làng. Có các loại khoá ruột gà lớn nhỏ để khoá cửa và khoá hòm tủ, tráp.
Hầu hết các nhà ở phố Hàng Đồng đều mở cửa hàng bán đồ đồng như mâm, nồi, đình, bát hương, lọ hoa, hạc thờ...Do hàng lớn bày ngay dưới đất; sát tường là ngăn tủ bày các thứ đồ đồng nhỏ. Đồ đồng trước đây bán cho các nhà người Việt Nam còn bày đồ đạc theo lối cổ có bàn thờ hoặc tủ chè ở phòng khách trên bày bát hương, đỉnh hạc, lọ hoa, đèn cây và còn bán cả cho khách nước ngoài làm đồ tặng phẩm hay lưu niệm: lọ, tượng, lư. Vì vậy, những năm thuộc Pháp mỗi khi có tổ chức hội chợ thì đồ đồng của mấy phố này được bày bán và quảnq cáo rất nhiều.
Những cửa hàng bán đồ đồng có: Phùng Chi Thức (số 5) - Phùng Văn Giẽ (số 29) - Phùng Văn Nhạc tức Đức Lợi (số 26). Tại đây còn có mấy cửa hàng bán hòm da, vali, sắc tay, như Tường Long (số 13 - 15); đồ ngà, đồ sừng; Lương Văn Huệu (số 50).
Buôn đồ đồng cũng dễ làm giàu; nhất là ở thời kỳ 1938 - 1942, họ buôn đồ sắt lại còn giàu to và nhanh chóng hơn, nhiều nhà quay sang buôn đồ sắt như nhà Phú Lợi.
Đặc điểm địa lý:
Phố có chiều dài khoảng 0,2 Km hướng bắc tiếp giáp với phố Hàng Rươi, hướng nam giao với phố Bát Sứ.
Các phố cắt ngang: Hàng Mã, Lò Rèn, Hàng Vải, Lãn Ông.