Phố Đinh Tiên Hoàng được đặt theo tên niên hiệu của vua Đinh Tiên Hoàng là người anh hùng dân tộc có tên thật là Đinh Bộ Lĩnh (924 - 979) quê ở động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), từ nhỏ đã thông minh hơn người. Trưởng thành vào thời loạn lạc, sứ quân cát cứ, Đinh Bộ Lĩnh đã chiêu tập nhân dân nổi dậy, lần lượt dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước. Năm 986, Đinh Bộ Lĩnh xưng Hoàng Đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư tiếp tục củng cố sự toàn vẹn quốc gia, xây dựng chính quyền vững chắc và quân đội hùng mạnh, làm cơ sở cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống sau này.
Vào độ tuổi trưởng thành, Đinh Bộ Lĩnh là người có khí phách phi thường và nung nấu ước mong lập nên nghiệp lớn. Khi ông vua cuối cùng của vương triều Ngô mất (Ngô Xương Văn) năm 966, thừa lúc đất nước không có chủ, hào trưởng khắp nơi nổi dậy chiếm giữ các quận ấp, lập ra 12 sứ quân. Sử cũ gọi là loạn 12 sứ quân.
Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh được suy tôn lên ngôi Vua, ông lấy hiệu là Tiên Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy Hoa Lư làm kinh đô. Tháng mười năm 979, ông bị chi hậu nội nhân Đỗ Thích giết, thọ 56 tuổi, táng ở sơn lăng Trường Yên.
Vì công lao của Đinh Bộ Lĩnh, nhà sử học Lê Văn Hưu viết trong * Đại Việt sử ký toàn thư: "Tiên Hoàng nhờ có tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, đương lúc nước Việt ta không có chủ, các hùng trưởng cát cứ, một phen cất quân mà mười hai sứ phục hết. Vua mở nước dựng đô, đổi xưng Hoàng Đế, đặt trăm quan, lập sáu quân, chế độ gần đầy đủ, có lẽ ý Trời vì nước Việt ta mà sinh bậc thánh triết...
Đinh Bộ Lĩnh, ông Vua xứ hoa lau, người lớn lên trong thời bình, lập nghiệp trong dẹp loạn, đã xứng đáng là người giữ vị trí trụ cột trong việc củng cố quốc gia thống nhất, tập quyền trong thế kỷ thứ 10.
Đinh Bộ Lĩnh là người tạo tiền đề cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn.
Đặc điểm địa lý:
Phố có chiều dài khoảng 2,0 Km chạy quanh bờ Hồ Hoàn Kiếm một chiều giao với phố Hàng Khay và phố Tràng Tiền.Chiều còn lại tiếp giáp với phố Lê Thái Tổ.