Phố Cầu Gỗ là một đường phố có sẵn từ lâu, nối đoạn con đê cũ Hàng Đào với con đê đắp sau ở đoạn gọi là phố Bè Thượng (nay là phố Nguyễn Hữu Huân) đường Cầu Gỗ theo dọc bờ bắc của Hồ Gươm.
Cho mãi đến đầu thế kỷ 20, khoảng phía trong giữa Hàng Đào và Hàng Bè vẫn tồn tại một dải hồ lớn gọi là Hồ Thái Cực, tên gọi thông thường là hồ Hàng Đào. Hai hồ Thái Cực và Hồ Gươm thông với nhau có một con lạch nhỏ, đường phố này đi qua con lạch đó, trên có bắc một chiếc cầu gỗ, do đó có tên phố Cầu Gỗ. Chỗ con lạch nay là cái ngách có tên là phố Hoàn Kiếm.
Phố Cầu Gỗ nằm trên đất các thôn Đại Lợi (chỗ cuối phố Hàng Đào), Hương Minh (chỗ bờ bắc của Hồ Gươm), Nhiễm Thượng (chỗ phố Hàng Bè).
Những năm 70 - 80 thế kỷ 19, phố Cầu Gỗ có nhiều nhà mở hàng cơm cho học trò học trọ. Đến những năm đầu thế kỷ 20, phố Cầu Gỗ trở thành đường giao thông chính, nhà cửa ở đây làm từ xưa nên hầu hết là nhà kiểu cổ, thấp, thường chỉ có gác xép, hẹp bề ngang. Trước khi được quy hoạch lại thì phố Cầu Gỗ mặt đường còn hẹp, quán hàng che liếp lan ra hè phố đến mặt đường. Nhiều nhà nền thấp hơn mặt đường đến hai ba bậc vì đất đằng sau là hồ cũ
Bên số lẻ, nhiều nhà mặt chính ở phố Cầu Gỗ và đằng sau ăn ra mãi đường Bờ Hồ (nay là phố Đinh Tiên Hoàng).
Ga tận cùng của con đường xe điện đi Hà Đông và chỗ đổi đầu máy ở ngay đầu phố Cầu Gỗ. Chung quanh chỗ hành khách đợi tàu nhanh chóng có những hàng nước hàng quà tập trung. Một hiệu phở - một trong số hàng phở mở cửa ở trong nhà đầu tiên của Hà Nội- được khai trương ở đây. Sau này có một cửa hàng phở nữa mở ra.
Suốt phố Cầu Gỗ lác đác, có những cửa hàng bán sơn sống và bán dầu lạc dầu vừng. Số nhiều cửa hàng bán sơn là người Phú Thọ , Bắc Ninh.
Đặc điểm địa lý:
Phố Cầu Gỗ tiếp giáp với Phố Hàng Bông, giao với đầu Hàng Đào và kết thúc khi nhập vào cùng Nguyễn Hữu Huân.
Các tuyến phố cắt ngang:
+ Phố Hàng Đào.
+ Phố Đinh Liệt
+ Phố Nguyễn Hữu Huân
Các ngành hàng chủ yếu: