Bát Sứ là một đường giao thông cũ đi khu vực Cửa Bắc xuống, con đường đi dọc theo bờ hào cũ, vì thành Thăng Long nhà Nguyễn đắp lại, tường thành lui về phía tây nên bỏ lại một khoảng đất trống; chỗ đất trống đó ít lâu sau ( đầu thế kỷ 19) dân nghèo được phép quan tỉnh cho đến ngụ cư, làm nhà lập xóm. Thôn xóm đó không có đường cái, con đường cũ phía ngoài thôn vẫn là lối đi chính, đoạn đường đi qua cạnh chợ Đông Thành và có tên là phố Bát Sứ.
Phố Bát Sứ chỉ dài khoảng hai trăm mét. Thời thuộc Pháp đoạn đường đó cùng với phố Hàng Đồng bây giờ là một phố với cái tên là Rue des Tasses ( phố Hàng Chén). Phố Hàng Đồng thuộc địa phận thôn Yên Phú, còn phố Bát Sứ thuộc đất thôn Đông Thành.
Người dân phố Bát Sứ lâu đời đa số gốc ở mấy làng từ Hà Đông ra như Tả Thanh Oai, Cự Đà, Bình Đà, người cử những họ Nguyễn, họ Bùi, họ Phạm.
Những cửa hàng trông sang chợ Đông Thành ở đoạn phố này có nghề buôn đồ sứ từ lâu đời. Hàng đồ sứ buôn lại của người Tàu ở Hàng Bồ, Hàng Buồm, có những thứ như thống, lộc bình, chậu hoa, bát đĩa ấm chén sản xuất ở bên Trung Quốc.
Các cửa hàng bán đồ sứ xếp đặt cũng giống như những cửa hàng khác ở các phố buôn bán chung quanh; cánh cửa lùa hạ xuống kê trên bậu cửa làm sạp bày hàng, trên xếp từng chồng bát đĩa, bày ấm chén làm mẫu, hàng còn xếp ở dưới đất trong gian ngoài, người bán hàng ngôi trên bục, bục này thường xây bằng gạch, bên trong bục cũng chứa hàng. Cạnh bục là chiếc hòm gỗ to đựng tiền đồng tiền kẽm.
Tên cửa hiệu viết bằng chữ nho trên tấm bảng gỗ treo dọc bên cạnh tường ngoài cửa. Trước kia có những tấm phên đan bằng tre để che nắng bên ngoài cửa; đến sau phố xá được sửa sang lại, nhà hàng phải bỏ phên đi thay bằng màn vải dày kaki. Nhà nào cũng có mái hiên hẹp. Cả phố không có ngôI nhà hai tầng nào cao; nhà một tầng thì nhiều, cũng có nhà có gác thấp kiểu " chồng diêm". Nhà to hai tầng làm sau 1920, rồi dăm ba nhà nữa làm theo, sau lan ra khắp dọc phố.
Những năm sau 1920, do yêu cầu xây dựng lại các phố của Hà Nội, vật liệu bằng sắt đắt khách, bên phố Hàng Đồng, Hàng Sắt làm ăn phát đạt, một số cửa hiệu bên Bát Sứ cũng chuyển sang buôn bán sắt. Hàng sắt thì buôn lại của mấy hiệu Tây phố Tràng Tiền