Tên phố được đặt theo tên của Cố Đô Hoa Lư-kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền Việt Nam, có cách đây gần 10 thế kỷ, thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội gần 100 km về phía Nam.
Kinh đô Hoa Lư xưa rộng khoảng 300 ha, gồm Thành Ngoại, Thành Nội và Thành Nam, được bao quanh bởi hàng loạt núi đá vòng cung, cảnh quan hùng vĩ, khoảng trống giữa các sườn núi được xây kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp cao từ 8 - 10 mét.
Thành Ngoại rộng khoảng 140 ha thuộc địa phận thôn Yên Thành, xã Trường Yên. Ðây là cung điện chính mà khu vực đền Ðinh, đền Lê là trung tâm và cũng chính là nơi vua Ðinh Tiên Hoàng cắm cờ dựng nước. Trước cung điện có núi Mã Yên tương truyền vua Ðinh đã lấy nơi này làm án.
Thành Nội thuộc thôn Chi Phong, xã Trường Yên có tên là Thư nhi xã, nơi nuôi trẻ em và những người giúp việc trong cung đình.
Thành Nam (thành ở phía Nam, nằm đối diện và nối liền với khu Thành Ngoại) xung quanh có núi cao bao bọc, án ngữ phía Nam kinh thành, bảo vệ mặt sau, từ đây có thể nhanh chóng rút ra ngoài bằng đường thủy.
Phía Ðông kinh thành có núi Cột cờ - nơi có lá quốc kỳ Ðại Cồ Việt, có ghềnh tháp - nơi vua Ðinh duyệt thủy quân, hang Tiền nơi lưu giữ tài sản quốc gia, động Thiên Tôn - tiền đồn của Hoa Lư và hang nhốt hổ, báo để xử kẻ có tội.
Ðến đời Lê Hoàn đã cho xây thêm nhiều cung điện lộng lẫy: điện Bách Thảo Thiên Tuế, điện Phong Lưu ở phía Ðông, điện Vinh Hoa ở phía Tây, điện Bồng Lai bên tả, điện Cực Lạc bên hữu, lầu Hỏa Vân và điện Trường Xuân, điện Long Lộc được lợp ngói làm bằng bạc.
Trải qua mưa nắng hơn 10 thế kỷ, các di tích lịch sử ở cố đô Hoa Lư hầu như bị tàn phá, đổ nát. Hiện nay chỉ còn lại đền vua Ðinh và đền vua Lê được xây dựng vào thế kỷ XVII.
Đặc điểm địa lí:
Phố dài 1,5 km. Phía Bắc giáp với Lê Đại H&agra