Liễu Giai là một làng nằm ở giữa khu "Thập tam trại" (13 trại ở phía Tây Kinh thành Thăng Long được lập nên do một vị dũng sĩ họ Hoàng người làng Lệ Mật (nay thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên).
Đây là một làng nhỏ (năm 1926 chỉ có 364 người), phía Đông tiếp giáp với con ngòi chảy từ núi Cung chảy xuống (bên kia con ngòi là làng Đại Yên), phía Bắc giáp làng Vĩnh Phúc, phía Tây giáp cánh đồng làng Kim Mã Thượng, phía Nam giáp đầm Cánh Hàn và Hồ rau Muống (đầm và hồ này đã bị lấp đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước để hình thành đường Liễu Giai, khu ngoại giao đoàn Vĩnh Phúc, Đại sứ quán Nhật Bản, các công sở (như trụ sở UBND quận Ba Đình, trường Thực nghiệm...).
Vào thời Lý - Trần, nơi đây có nhiều dinh thự của các hoàng tử, công chúa. Họ đã trồng nhiều liễu ven các con đường ở phía Tây Kinh thành Thăng Long, để đối xứng với "Hòe Nhai" (con đường trồng hòe ở phía Đông). Hồi cuối Lê đầu Nguyễn, làng Liễu Giai là một trại thuộc tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức), đến đầu thế kỷ XX nâng lên thành một xã thuộc huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (năm 1942 lại đổi thành Đại lý đặc biệt Hà Nội).
Tại địa phận làng Liễu Giai còn có Nhà thờ Liễu Giai được xây dựng năm 1926, trên một khu đất rộng 6 mẫu. Nhà thờ này còn là nơi đào tạo các thầy dòng. Trong thời tạm chiếm(1947 - 1954), đây là nơi thực dân Pháp giam cầm, tra tấn các chiến sĩ cách mạng và những người dân ủng hộ kháng chiến. Nay nhà thờ này được cải tạo thành Khách sạn La Thành.
Các tuyến xe bus chạy qua:
Tuyến số: 9, 25, 27,