Nối liền với phố Nguyễn Thái Học, cũng có nghĩa là phố Sơn Tây và thông ra phố Cầu Giấy. Chỗ nối với phố Sơn Tây vốn có 1 cửa ô gọi là ô Thanh Bảo, còn có tên là Ô Cầu Giấy. Pháp phá bỏ cửa ô làm thành bến ô tô Kim Mã, từ cửa ô này đến chùa Kim Sơn (nhà số 73) thời Pháp thuộc gọi là Tám Mái vì là khu bến ô tô có cổng dẫn vào khu Sở Vệ sinh của Năm Diệm, xây 8 mái. Giữa phố có rạp hát Tân Lập Ban và rạp chiếu bóng Tam Kỳ, quanh đó có một số nhà cô đầu hạng rẻ tiền.
Kim Mã nguyên là nền còn sót lại của một tòa thành khác. Ngày nay phố chạy giữa 1 bên là làng Vạn Phúc, 1 bên là làng Kim Mã. Làng vốn là 1 xóm của thôn Liễu Giai, về sau một số dân xóm ấy dời xuống cư trú ở chỗ làng Kim Mã ngày nay, lập ra làng mới. Do vậy làng gốc có tên là Kim Mã Thượng. Tương truyền làng vốn có tên là Tàu Mã hoặc Mã Trại, là nơi nuôi ngựa của các triều vua xưa. Hiện nay đình làng Kim Mã vẫn còn ở số nhà 213 rẽ vào, là nơi thờ Linh Lang, Phùng Hưng và Thái tể họ Hoàng. Số nhà 73 là chùa Kim Sơn, nguyên là bãi pháp trường đời Lý, mồ mả ngổn ngang nên dân quanh vùng có lập am nhỏ để thờ cô hồn gọi là am Vạn Linh. Năm 1881 xây thành chùa gọi là chùa Tàu Mã, năm 1898 tu sửa lại theo quy mô hiện nay gọi là chùa Kim Sơn.
Các tuyến xe bus chạy qua:
Tuyến số: 7, 9, 12, 13, 18, 20, 22, 25, 27, 28, 30, 32, 33, 34, 38, 50,