Phố được đặt theo tên của Đào tấn - nhà biên soạn tuồng nổi tiếng của nước ta.
Đào Tấn (1845 - 1907) tự là Chí Thúc, hiệu Mai Táng và Mộng Mai. Ông sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Vinh Thạnh, Tuy Phước, Bình Định. Đào Tấn là học trò ưu của Tú tài Nguyễn Diêu, một nhà soạn tuồng nổi tiếng. Noi gương và chịu trực tiếp ảnh hưởng của thầy, Đào Tấn học tập viết tuồng hồi còn rất trẻ. Năm 22 tuổi, ông đậu cử nhân, 26 tuổi làm Hiệu thư trong Nội các Huế, chuyên soạn thảo kịch bản tuồng cho Hoàng gia theo lệnh Tự Đức. Năm 1874, ông được bổ nhiệm tri phủ Quảng Trạch, sau thăng đến Phủ doãn Thừa Thiên (1878). Vừa làm quan ông vừa phụng chỉ soạn các vở tuồng. Vua Tự Đức mất, ông cáo quan về nghỉ, nhưng rồi lại được gọi ra làm quan. Sau, ông đã ngấm ngầm giúp đỡ Phan Bội Châu chống Pháp. Năm 1907, ông lâm bệnh nặng và mất, thọ 62 tuổi.
Hoạt động văn học nghệ thuật của Đào Tấn hết sức phong phú, đa dạng. Ông để lại vài chục vở tuồng, có vở còn diễn đến bây giờ như Tam nữ đồ vơng, Sơn Hậu, Đào Phi Phụng. Trong lịch sử tuồng Việt Nam, Đào Tấn là người viết nhiều nhất và cũng là người thành công nhất. Ngoài tuồng, ông còn sáng tác thơ văn. Tại Bình Định, người ta lập đền thờ ông, xem ông là ông tổ của ngành hát bội.
Các tuyến xe bus chạy qua:
Tuyến số: 9,