Đường Đường Âu Cơ, Quận Tây Hồ, Hà Nội

Đường Âu Cơ, Quận Tây Hồ, Hà Nội

Lịch sử:
Là khu vực trồng hoa nổi tiếng từ xa xưa, các phường nói trên còn đậm đặc các di tích lịch sử. Tính từ Bắc xuống Nam, có những di tích đã xếp hạng: bên phía Tây đường thuộc địa phận Nhật Tân là ngôi đình Nhật Tân thờ 7 vị thần được coi là con của Lạc Long Quân. Tới Quảng Bá, cũng bên phía Tây đường, có ngôi đình thờ anh hùng Phùng Hưng, có tấm bia cổ. Xuống nữa là đất Tứ Liên, sát bên đường cũng ở phía Tây là chùa Ba Làng rồi tới chùa Vạn Ngọc (có một cây hương đá cổ khắc năm 1731). Còn bên phía Đông là đường đưa vào bốn làng đã hợp thành Tứ Liên (như trên đã nêu). Đêm 17-2-1947 đây là nơi đã tổ chức đón Trung đoàn Thủ đô vừa rút khỏi Liên khu I và đưa luôn Trung đoàn vượt sông Hồng sang Đông Anh. Công lao của nhân dân Tứ liên trong việc này đã được lịch sử ghi chép.
Trở lại Vấn đề “hỗ cư hỗn canh” của Tứ Liên: bốn làng nhưng địa phận các làng không có đường ranh giới tách biệt mà lại chia theo lối “khúc cá” thật sự độc đáo. Tức là đất làng chia ra làm nhiều khúc theo chiều ngang; mỗi khúc trên 30m chiều rộng. Nội Châu có một khúc, Ngọc Xuyên một khúc, Ngoại Châu một khúc, Vạn Ngọc một khúc, rồi quay lại Nội Châu một khúc khác, và lần lượt đến Ngọc Xuyên, Ngoại Châu, v.v… Như vậy làng nào cũng gồm nhiều khúc đất xen kẽ nhau (như rắn cạp nong). Trong khu dân cư thì địa giới từng làng lấy rào giậu của từng nhà dân mà tính. Ngoài bãi thì cắm cọc làm tiêu chuẩn. Cách chia địa giới làm theo lối “khúc cá” này là do tình hình đất bãi dọc bờ sông năm lở năm bồi không cố định, bãi đất năm thì hẹp, năm thì rộng, chia theo bề ngang mới đảm bảo công bằng; cách chia đó tồn tại đến năm 1956.

Tiểu sử nhân vật:
Về tiểu sử Âu Cơ, Đại Việt sử ký toàn thư – Kỷ Hồng Bàng – ghi trong mục “Lạc Long Quân” như sau:
“Tên húy là Sùng Lãm, con trai Kinh Dương Vương. Vua lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra trăm con trai (tục truyền sinh ra trăm trướng) là tổ của Bách Việt. Một hôm vua bảo Âu Cơ: Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, khó lòng đoàn tụ. Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về miền Nam (có bản chép là Nam Hải). Phong con trưởng làm Hùng Vương nối ngôi”.
Như vậy bà Âu Cơ là mẹ của cả dân tộc Việt Nam.

Bản đồ Đường Âu Cơ

Dịch vụ tại Âu Cơ