Phố Phố Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Phố Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Phố Lê Thánh Tông là đất thôn cũ Hậu Lâu - Hữu Vọng và Tây Luông. Tên cũ thời Pháp thuộc là Boulevard Bobillot.
Tên tuổi và sự nghiệp Lê Thánh Tông gắn chặt với một giai đoạn cường thịnh của Việt Nam ở nửa sau thế kỷ 15.
Lê Thánh Tông tên là Tư Thành, hiệu Thiên Nam động chủ, con thứ tư của Lê Thái Tông, mẹ là Ngô Thị Ngọc Dao. Ông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442) tại nhà ông ngoại ở khu đất chùa Huy Văn Hà Nội ngày nay, mất ngày 30 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1497).
Lê Thánh Tông lên làm vua năm 1460, hai lần đổi niên hiệu: Quang Thuận (1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497). Trong gần 40 năm làm vua, ông đã đưa triều Lê phát triển tới đỉnh cao về mọi mặt: chính trị, xã hội, kinh tế, quốc phòng, văn hóa. Sử gia Ngô Sĩ Liên khen Lê Thánh Tông là "vua sáng lập chế độ, mở mang đất đai, bờ cõi khá rộng, văn vật tốt đẹp, thật là vua anh hùng, tài lược".
Dưới thời ông, việc thi cử và học tập thường xuyên được diễn ra, đã có rất nhiều tiến sĩ và trạng nguyên đỗ đạt và thành danh. Ông khởi xướng lập bia Tiến sĩ và tiến hành cho dựng để ghi danh, tôn vinh những người tài và đức của dân tộc Đại Việt ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám và các thế hệ, các triều đình sau này tiếp tục bổ sung thêm các tấm bia vinh danh mới.Đặc biệt ông rất tích cực trong cải tổ giáo dục, có những chính sách mới về thi cử và tránh gian lận trong thi cử. Nhiều lần ông đích thân chấm bài làm và khảo lại các bài thi có nghi ngờ.
Ông trị vì từ năm 1460 đến lúc mất, và được nhiều nhà sử học đánh giá là một trong những vị vua tài ba trong lịch sử Việt Nam. Ông cũng được coi là nhà văn hóa và là người coi trọng người hiền tài.
Đặc điểm địa lý: Phố dài khoảng 1,5 km. Phía Tây Bắc giáp Lê Thái Tổ, phía Đông Nam giáp Trần Hưng Đạo, phía Đông giáp Tăng bạt Hổ.
Các tuyến phố cắt ngang:
- Trần Hưng Đạo.
- Phan Huy Chú.
- Đặng Thái Thân.

Bản đồ Phố Lê Thánh Tông

Dịch vụ tại Lê Thánh Tông